[cs_content][cs_element_section _id=”1″][cs_element_row _id=”2″][cs_element_column _id=”3″][x_image type=”none” src=”https://www.marketforces.org.au/wp-content/uploads/2018/02/MF-DBS-Subversion-Brand-Footer-v02-72dpi.jpg” alt=”” link=”false” href=”#” title=”” target=”” info=”none” info_place=”top” info_trigger=”hover” info_content=””][/cs_element_column][/cs_element_row][cs_element_row _id=”10″][cs_element_column _id=”11″][cs_text]
DBS đã vừa công bố chính sách môi trường đối với nhiệt điện than, trở thành ngân hàng Singapore đầu tiên làm việc này. Tuy nhiên, chính sách này lại khá mập mờ đối với các khoản vay mà DBS đã cung cấp cho ngành công nghiệp than đá suốt 5 năm qua, và cũng không loại trừ khả năng Ngân hàng này sẽ dính líu tới nhiệt điện than trong tương lai tại khu vực Đông Nam Á.
Thực tế là, dưới chính sách mới của họ, DBS đã tài trợ cho Nghi Sơn 2, một dự án nhiệt điện than (NĐT) ven biển có mức phát thải CO2 trên mỗi đơn vị điện năng sản xuất được tính toán là gấp đôi so với mức trung bình của 1 nhà máy điện ở Việt Nam. Để có nhiều thông tin hơn, xem thêm về nhà máy NĐT Nghi Sơn tại đây.
Tính riêng tại Việt Nam và Indonesia, DBS đã dính dáng đến hoạt động của 5 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất lên đến 6,4GW và trong suốt “vòng đời” của các nhà máy này thì ước tính nguy cơ phát thải lên đến 1 triệu tấn CO2. Trong khi đáng ra các nhà máy nằm trong “Danh sách 5 Không May” (Unlucky 5) này phải nằm trong phạm vi thực thi của chính sách môi trường về nhiệt điện than của DBS.
Rõ ràng để tuân thủ Hiệp định Paris về Biến đổi khí hậu, và để tôn trọng lời kêu gọi của chính phủ Singapore về hành động ứng phó với BĐKH. cũng như hành động trước sự đe doạ của BĐKH toàn cầu bằng cách giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá mức 2oC, DBS không nên hỗ trợ các dự án nhiệt điện than đang quảng bá cho công nghệ nhiên liệu hoá thạch dơ bẩn tại Châu Á.
[/cs_text][x_image type=”none” src=”https://www.marketforces.org.au/wp-content/uploads/2017/11/Indonesia-coal-mining-banner-1600×640.jpg” alt=”” link=”false” href=”#” title=”” target=”” info=”none” info_place=”top” info_trigger=”hover” info_content=””][/cs_element_column][/cs_element_row][/cs_element_section][cs_element_section _id=”19″][cs_element_row _id=”20″][cs_element_column _id=”21″][x_custom_headline level=”h4″ looks_like=”h4″ accent=”false” style=”color: #903e4c;margin-top:25px;”]Chính sách đối với nhiệt điện than của DBS không có sự thay đổi. [/x_custom_headline][cs_text _order=”0″]
DBS khi công bố chính sách nhiệt điện than vào ngày 26 tháng 1 năm 2018 đã tuyên bố rằng:
- DBS sẽ ngừng đầu tư các dự án nhiệt điện than mới nào trong khối OECD/Thị trường Phát triển.
- Đối với các nước đang phát triển, DBS sẽ tập trung vào các công nghệ hiệu quả.
- Trong tương lai, DBS cũng sẽ huỷ các dự án tài trợ cho mỏ than cung cấp cho nhiệt điện than.
[/cs_text][cs_text]
Đối chiếu với các nghiên cứu tài chính của ngành công nghiệp than đá mà chúng tôi đã thực hiện tại đây thì chính sách này không loại trừ hoàn toàn bất cứ khoản tài chính nào mà DBS đã đổ vào dự án điện than trước đây.
Cùng xem xét lần lượt từng khía cạnh của chính sách này:
- Không có khoản vay mới nào cho nhiệt điện thani: Thực tế thì DBS cũng đã không có bất kỳ khoản tài trợ nào cho dự án nhiệt điện than hoàn toàn mới trong khối các nước OECD hay thị trường các nước phát triển trong suốt 5 năm qua. Tuy vậy, ngân hàng này vẫn tái cấp vốn các khoản vay trước đây cho 2 dự án nhiệt điện than ở thị trường phát triển, mà những khoản vay này thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của chính sách.
- ‘Công nghệ hiệu quả’ tại các nước đang phát triển: DBS nên đưa ra chi tiết những loại nhà máy nào mà điều khoản này sẽ áp dụng. Chỉ duy nhất một trong bốn nhà máy DBS đã cấp vốn tại “các nước đang phát triển” từng sử dụng công nghệ cực siêu tới hạn, loại công nghệ mà chỉ phát thải thấp hơn một chút so với công nghệ siêu tới hạn hay công nghệ tới hạn.
-
Không có dự án tài chính nào mới cho mỏ than: DBS đã không tài trợ cho bất kỳ mỏ than đá nào trong suốt 5 năm qua. Mỏ than thường được hỗ trợ tài chính bằng các khoản vay cho các doanh nghiệp riêng lẻ (hỗ trợ tài chính doanh nghiệp), hơn là trực tiếp cho các dự án vay tiền (cung cấp tài chính dự án).
[/cs_text][/cs_element_column][/cs_element_row][/cs_element_section][cs_section parallax=”false” separator_top_type=”none” separator_top_height=”50px” separator_top_angle_point=”50″ separator_bottom_type=”none” separator_bottom_height=”50px” separator_bottom_angle_point=”50″ style=”margin: 0px;padding: 0px;”][cs_row inner_container=”true” marginless_columns=”false” style=”margin: 0px auto;padding: 0px;”][cs_column fade=”false” fade_animation=”in” fade_animation_offset=”45px” fade_duration=”750″ type=”1/1″ style=”padding: 0px;”][x_line style=”border-top-width: 1px;”][x_custom_headline level=”h4″ looks_like=”h4″ accent=”false” style=”color: #903e4c;margin-top:25px;”]Danh sách 5 Không May[/x_custom_headline][cs_text]
Chính sách này cũng cho phép DBS tiếp tục hỗ trợ 5 dự án nhà máy điện sẽ triển khai tại Việt Nam và Indonesia với tổng công suất khoảng 6.4 GW.
Lượng phát thải tiềm tàng của các dự án này được ước tính lên đến hơn 1 tỉ tấn CO2 trong suốt vòng đời hoạt động. Điều này dẫn đến một tác động đáng kể lên người dân tại hai đất nước này, như làm tổn hại đến sức khoẻ và sinh kế cũng như gia tăng chí phí cho cuộc sống của họ. Theo như nghiên cứu của Đại học Harvard về mức độ gây tử vong sớm của ô nhiễm do nhiệt điện than thì vào năm 2030, Indonesia sẽ có hơn 24.400 cái chết mỗi năm còn Việt Nam là 19.220 ca tử vong sớm.
Sự liên quan của DBS đến việc mở rộng nền công nghiệp nhiệt điện than cũng gây tác động tiêu cực đến việc giữ nhiệt độ của Trái đất không tăng quá 2oC trong thế kỉ này của thế giới. Theo tuyên bố của ngài Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim vào năm 2016, “Nếu Việt Nam tiến đến sản xuất 40GW điện bằng than đá và nếu cả khu vực này thực thi các kế hoạch nhiệt điện than ngay bây giờ thì tôi tin rằng chúng ta sắp tiêu rồi!”. Trong nỗ lực hỗ trợ tài chính cho 6.4GW nhiệt điện than, DBS đang góp phần cho cái kết này.
[/cs_text][x_custom_headline level=”h6″ looks_like=”h6″ accent=”false” style=”color: hsl(3, 100%, 48%);”]1. NAM ĐỊNH 1 (1200MW)[/x_custom_headline][cs_text]
Dự án nhà máy nhiệt điện đặt tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam, được tài trợ bởi công ty Ả Rập Xê Út có tên là ACWA Power và công ty Taekwang Power. Đến nay vẫn chưa rõ là loại công nghệ gì.
DBS liên quan đến nhà máy này với vai cho vay tiền.
Xem chi tiết thông tin về Nam Định 1 tại đây
[/cs_text][x_custom_headline level=”h6″ looks_like=”h6″ accent=”false” style=”color: hsl(3, 100%, 48%);”]2. VŨNG ÁNG (1200MW)[/x_custom_headline][cs_text]
Dự án nhiệt điện than này được đặt tại xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Dự án này được tài trợ bởi Quỹ đầu tư One Energy Ventures (một loại vốn cổ phần 50:50 giữa Hồng Kông-thông qua CLP Holdings và Diamond Generating Asia (DGA), một công ty thuộc sự kiểm soát của Doanh nghiệp Nhật Bản Mitsubishi) và Refigeration Electrical Engineering Corp (REEC). Loại công nghệ sử dụng vẫn chưa rõ.
DBS liên quan đến nhà máy này với vai trò cho vay tiền. Xem thêm thông tin chi tiết về Vũng Áng 2 tại đây.
[/cs_text][x_custom_headline level=”h6″ looks_like=”h6″ accent=”false” style=”color: hsl(3, 100%, 48%);”]3. Jawa-6 (2000MW)[/x_custom_headline][cs_text]
Nhà máy thuộc Indonesia sẽ được đặt tại huyện Muara Gembong, Bekasi Regency, tỉnh Tây Java. Được dự đoán sẽ sử dụng công nghệ đốt than siêu tới hạn. Tài trợ cho dự án này là một đơn vị công thuộc Indonesia, Perusahaan Listrik Negara (PLN).
DBS liên quan đến nhà máy này với vai trò là bên tư vấn tài chính.
[/cs_text][x_custom_headline level=”h6″ looks_like=”h6″ accent=”false” style=”color: hsl(3, 100%, 48%);”]4. Jawa-9 (1000MW)[/x_custom_headline][cs_text]
Nhà máy nhiệt điện than sắp triển khai của Indonesia này được đặt tại tỉnh Banten. Được dự đoán sẽ sử dụng loại công nghệ cực siêu tới hạn. Bên tài trợ cho dự án này là một đơn vị dịch vụ thuộc Indonesia, Indonesia Power (một đơn vị thuộc sự kiểm soát PLN) (51%) và Barito Pacific (49%).
DBS liên quan đến nhà máy này với vai trò bên tư vấn tài chính và hỗ trợ 3,4 công ty hoạt động như là nhà thầu về Kỹ thuật, Mua sắm và Xây dựng (EPC) đối với nhà máy nhiệt điện này. Quyết định đầu tư cuối cùng dự kiến sẽ được thực hiện trong quý III năm 2018.
[/cs_text][x_custom_headline level=”h6″ looks_like=”h6″ accent=”false” style=”color: hsl(3, 100%, 48%);”]5. Jawa-10 (1000MW)[/x_custom_headline][cs_text]
DBS liên quan đến nhà máy này với vai trò bên tư vấn tài chính và hỗ trợ chọn ra 3 hoặc 4 công ty hoạt động như là nhà thầu về Kỹ thuật, Mua sắm và Xây dựng (EPC) đối với nhà máy nhiệt điện này. Quyết định đầu tư cuối cùng dự kiến sẽ được thực hiện trong quý III năm 2018.
[/cs_text][/cs_column][/cs_row][/cs_section][cs_section parallax=”false” separator_top_type=”none” separator_top_height=”50px” separator_top_angle_point=”50″ separator_bottom_type=”none” separator_bottom_height=”50px” separator_bottom_angle_point=”50″ style=”margin: 0px;padding: 10px 0px 45px;”][cs_row inner_container=”true” marginless_columns=”false” _order=”0″ style=”margin: 0px auto;padding: 0px;”][cs_column fade=”false” fade_animation=”in” fade_animation_offset=”45px” fade_duration=”750″ type=”1/1″ style=”padding: 0px;”][x_line style=”border-top-width: 1px;”][x_custom_headline level=”h4″ looks_like=”h4″ accent=”false” style=”color: #903e4c;margin-top:25px;”]DBS nên làm gì?[/x_custom_headline][cs_text]
DBS nên rút lui ra khỏi “Danh sách 5 Không May” nhà máy nhiệt điện than đã được liệt kê bên trên. Tiếp tục hỗ trợ các dự án nguy hiểm này sẽ gây rủi ro đến cam kết của chính ngân hàng này đối với việc giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 2 độ C.
DBS cũng nên kiểm tra lại chính sách môi trường của mình nhằm đảm bảo rằng:
- Loại bỏ tất cả dự án hỗ trợ tài chính cho tất cả dự án nhiệt điện than, và,
- Loại bỏ tất cả dự án hỗ trợ tài chính cho việc khai thác mỏ than đá.
[/cs_text][/cs_column][/cs_row][/cs_section][/cs_content]